Trẻ vị thành niên: Không thể lơ là về bệnh đái tháo đường

Thứ hai, 30/03/2015, 03:33
Tại khoa dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế - Bệnh viện Nội tiết Trung ương mỗi ngày có hàng chục bệnh nhân trung niên và người già nằm viện điều trị bệnh đái tháo đường.
Nhân viên y tế kiểm tra huyết áp với nhóm nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường. (Ảnh: TTXVN)

Điều đặc biệt là lọt thỏm trong một căn phòng cuối hành lang, có một cậu bé 15 tuổi đang nằm tại đây để điều trị căn bệnh vốn chỉ dành cho những người cao tuổi.

15 tuổi phát hiện bệnh đái tháo đường

Đang nằm điều trị tiểu đường tại nhập Bệnh viện Nội tiết Trung ương, P.T.H (15 tuổi), đang học lớp 10, ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) nhập Bệnh viện Nội tiết Trung ương ngày 27/10 trong tình trạng đường huyết lên ở mức cao.

Chia sẻ về tình trạng bệnh của mình, H. cho hay: “Đến giờ em dường như vẫn bàng hoàng và không tin mình lại mắc bệnh đái tháo đường. Bởi bệnh này theo em biết, hầu hết những người già và người có tuổi mới mắc.”

H. kể, em phát hiện bệnh rất tình cờ. Trong một tháng gần đây em thường xuyên có những biểu hiện như khát nước, uống nước nhiều và bị sút cân. Những triệu chứng trên xuất hiện trong vòng một tháng.

H. cao 1m80, nặng 73kg. Cân nặng của H. so với chỉ số chiều cao cơ thể chỉ thừa vài cân. Hai tuần trước do bị viêm họng, H. vào viện khám, sau đó được xét nghiệm máu và mới “té ngửa” khi các bác sỹ thông báo em bị bệnh đái tháo đường.

Bác sỹ điều trị bệnh nhân H. cho biết, khi nhập viện, xét nghiệm đường huyết của bệnh nhân 15 tuổi trên với chỉ số đường huyết rất cao, lên đến 27,5 mml/l (trong khi đó chỉ số của người bình thường từ 3,9-6,4 mml/l).

Sau hơn 1 tuần điều trị, qua việc dùng thuốc và thực hiện chế độ ăn hợp lý, đường huyết của Đ. Đã trở về mức 6,6 mml/l.

Thạc sỹ Phan Hướng Dương, Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương nhấn mạnh, bệnh đái tháo đường đang gia tăng quá nhanh tại Việt Nam. Trong 10 năm, tỷ lệ mắc tăng 200% (trong khi Tổ chức Y tế Thế giới dự báo trên thế giới chỉ tăng 54% nhưng trong 20 năm). 

“Điều đặc biệt là lứa tuổi mắc ngày càng trẻ hóa. Trước kia, người bệnh chủ yếu ở lứa tuổi 40-45, nay các bác sỹ của bệnh viện đã tiến hành điều trị cho cả trẻ ở độ tuổi 11, 12, 15 tuổi. Những trẻ em mắc bệnh đái tháo đường không chỉ ở thành phố lớn như Hà Nội mà ở cả tỉnh miền núi như Phú Thọ.”

Ông Dương phân tích, việc nhiều trẻ ở tuổi vị thành niên nhưng đã mắc bệnh đái tháo đường là điều hết sức báo động vì ảnh hưởng đến tương lai của đất nước, nhất là bệnh gặp ở trẻ gia tăng cân nặng, béo phì.

Điều trị bệnh suốt đời


Bác sỹ điều trị cho hay, bệnh nhân H. sẽ phải điều trị bệnh tiểu đường suốt đời, kết hợp thuốc viên và thuốc tiêm. Định kỳ một tháng bệnh nhân phải tới viện 1 lần thể theo dõi các chỉ số về đường huyết. Bên cạnh đó, bệnh nhân ngoài việc uống thuốc còn phải thực hiện chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên.

Vị bác sỹ trên cũng cho hay, bệnh nhân trên vẫn đến viện kịp thời vì chỉ để lâu thêm một thời gian nữa, đường huyết lên cao sẽ dẫn tới hôn mê.

 

Trẻ em cần vận động thể lực thường xuyên để tránh nguy cơ béo phì và mắc bệnh đái tháo đường. (Ảnh: TTXVN)

Theo thạc sỹ Dương hiện nay có tình trạng trẻ béo phì bị tiểu đường thường do trẻ học tập liên tục, không chơi thể thao, ăn thức ăn nhiều năng lượng. Chẳng hạn như khi trẻ ăn 100g bơ, mọi người tưởng nhìn ít nhưng để tiêu thụ được lượng chất béo trên thì người ăn thì phải đi bộ nhanh 20km. Trong khi đó, cuộc sống hiện đại ngày nay trẻ ăn rất nhiều snack (bim bim), đồ ăn nhanh và nước ngọt. Đây là những thứ năng lượng tích lũy trong cơ thể cực kỳ lớn, nếu không có thời gian chơi thể thao thì béo phì là chuyện hoàn toàn dễ hiểu.

Qua tâm sự, H. cho hay em rất thích ăn những đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh, uống nước ngọt có ga thường xuyên và rất ít khi ăn rau trong bữa cơm hàng ngày.

Hỏi về chế độ vận động và tập luyện hàng ngày, H. cho hay, em ít vận động thể dục thể thao, ngoài thời gian học, có thời gian rảnh là nằm, ngồi xem tivi và lướt mạng. 

Trước câu hỏi tại sao không tập những môn thể thao vận động cho tiêu hao năng lượng H cho hay: “Em chưa nghĩ tới việc giảm cân vì em không béo quá nên nghĩ việc học hành và đi học hàng ngày đã giúp em sẽ tiêu hao hết năng lượng.”

Ngay sau khi phát hiện bệnh, H. đã phải nghỉ học hai tuần để nhập viện điều trị bệnh. Sau khi vào viện, theo lời khuyên của bác sỹ H. đã phải thay đổi thói quen trước đây như hàng ngày phải vận động thể lực nhiều hơn, ăn nhiều rau xanh, không được ăn vặt nhiều, giảm ăn đồ ăn nhanh và nước ngọt.

Giáo sư Thái Hồng Quang, Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam chỉ rõ, trẻ em hiện nay do gia đình có điều kiện nên ăn nhiều loại thức ăn chứa năng lượng cao, xem tivi nhiều hơn. Trong khi đó, trẻ em không vận động như trước, ngồi nhiều hạn chế các hoạt động thể lực. Đây là những yếu tố gây béo phì và bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở trẻ em tăng lên. 

Ông Quang phân tích, khi mắc bệnh đái tháo đường, căn bệnh này sẽ theo những bệnh nhân trẻ tuổi suốt cuộc đời và các biến chứng có thể phát sinh như bệnh tim mạch, bệnh thận, các vấn đề ảnh hưởng đến mắt và tổn thương thần kinh sẽ xảy ra với họ khi tuổi đời còn trẻ.

Vì vậy, giáo sư Quang khuyến cáo, tất cả người dân đi khám bệnh nên tiến hành thêm xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, đường huyết, rối loạn lipid máu. Để dự phòng bệnh, điều quan trọng là mỗi người cần đạt được và duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp với từng giai đoạn phát triển, nên vận động thể lực khoảng 30 phút ngày. Đặc biệt, với những người cần kiểm soát cân nặng thì cần tăng cường luyện tập hơn, nên ăn nhiều rau, giảm đường, giảm chất béo và không sử dụng thuốc lá./.
                                                                               Theo VietnamPlus
Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo