Tại sao người già nên ăn gạo lật nảy mầm hàng ngày?

Thứ năm, 28/05/2015, 11:12
Bệnh tiểu đường đang là căn bệnh đứng thứ 3 gây tử vong và chúng ta làm gì để hạn chế sự phát triển căn bệnh này. Gạo lật nảy mầm Biomedviet có thật sự tốt cho bệnh tiểu đường không và tốt như thế nào?

Bệnh tiểu đường đang là căn bệnh đứng thứ 3 gây tử vong và chúng ta làm gì để hạn chế sự phát triển căn bệnh này. Gạo lật nảy mầm Biomedviet có thật sự tốt cho bệnh tiểu đường không và tốt như thế nào?Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh tiểu đường là căn bệnh hiểm nghèo và hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị căn bệnh này. Và một khi đã mắc phải căn bệnh này thì chỉ còn một cách là sống chung với bệnh cả đời. Bệnh tiểu đường không những gây nguy hiểm cho người bệnh mà còn liên quan đến nhiều vấn đề như: là gánh nặng cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng kinh tế gia đình.

Mối đe dọa lớn nhất đối với người bệnh tiểu đường cao tuổi chính là các chứng bệnh cùng phát sinh theo tiểu đường. Do đó, chữa trị những chứng bệnh cùng phát sinh này đóng một vai trò rất quan trọng, nhằm duy trì tình trạng sức khỏe bình thường,khả năng sinh hoạt ổn định cho bệnh nhân cao tuổi và kéo dài tuổi thọ cho họ.

Bên cạnh đó,nguy cơ mắc tăng huyết áp ở người cao tuổi là rất cao, do đó, các bác cần có máy đo huyết áp bắp tay, máy đo đường huyết Delta để thường xuyên kiểm tra tại nhà. Tích cực khống chế quá trình chuyển hóa đường, mỡ, protein ở mức bình thường, đó là cách hồi phục các biến chứng như đau đớn, tê buốt.



Với người cao tuổi bị tiểu đường thì còn cần phải lôi cuốn gia đình, người thân, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh vào cuộc để đạt được mục tiêu phòng và điều trị cho người bệnh.

 

Bệnh tiểu đường thường gây ra nhiều biến chứng mạn tính nguy hiểm làm rối loạn hoặc suy giảm các chức năng của cơ thể, nhất là về các bộ phận như mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. Người cao tuổi bị tiểu đường thường có nguy cơ suy giảm chức năng và tử vong cao hơn các nhóm tuổi khác. Bởi lẽ, ngoài các biến chứng về vi mạch (bệnh lý võng mạc, thận, thần kinh) và các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, đột qụy…) là 2 nguyên nhân chính gây tử vong,bệnh đái tháo đường còn làm cho người cao tuổi bị trầm cảm, suy giảm nhận thức,teo cơ, ngã, gãy xương…

Bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm soát được bệnh bằng cách sử dụng “gạo lật nảy mầm Biomedviet” trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình.

 

 

"Gạo Lật Nảy Mầm" Cung cấp nguồn Vitamin và khoáng chất, chất chống ô- xy hóa.

Gạo lật nảy mầm giúp phòng chống, hỗ trợ điều trị một số bệnh trong đó có bệnh đái tháo đường nhờ tác dụng của các chất có trong lớp vỏ của gạo lật nảy mầm. 

Theo các chuyên gia Nhật Bản, công nghệ tiên tiến chủ yếu sản xuất gạo lật nảy mầm là điều chỉnh quá trình nảy mầm thích hợp giúp kích hoạt các enzim hữu ích trong gạo lật. Loại gạo này có rất nhiều chất chống ô - xy hóa giúp phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, béo phì, hội chứng chuyển hóa…

 

 

So với gạo thông thường, gạo lật nảy mầm có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn, trong đó tiêu biểu nhất là các chất có lợi cho cơ thể như: axit Gamma Amino Butyric (GABA), Acety Steryl Glucoside(ASG), Inositol Hexaphosphate (IP6), Ferulic acid và Inositol, pre-germinatedbrown rice-derived steryl glycoside (PSG)...

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết, quá trình chuyển hóa protein thành chất chống oxy hóa GABA có tác dụng tích cực tới sự bài tiết insulin của tuyến tụy. Đồng thời giúp cho cơ thể không bị tổn thương bởi các gốc tự do, tăng cường trí nhớ, bảo vệ chức năng thận. Hàm lượng GABA trong gạo lật nảy mầm gấp 10 lần gạo trắng, và gấp 4 lần so với gạo lật thông thường.

Bên cạnh đó, quá trình nảy mầm của gạo lật sẽ kích hoạt các enzim hữu ích làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo lật.Khi hạt gạo nảy mầm hình thành quá trình chuyển hóa chất tinh bột khiến gạo lật nảy mầm ngọt hơn, dễ ăn khi nấu cơm.

Điểm đáng chú ý là nếu gạo lật thông thường rất cứng và khó ăn do có hàm lượng chất xơ (Cellulose) cao thì quá trình nảy mầm sẽ kích hoạt sự hoạt động của men cellulase biến chất cellulose thành cellobiose làm cho hạt gạo mềm hơn, dễ hấp thu hơn. Nghiên cứu của trường ĐH Tổng hợp Tokushima cho thấy, chất xơ hòa tan của gạo lật nảy mầm có vai trò quan trọng trong giảm mức độ tăng đường máu sau ăn. Điều đó chỉ ra rằng: Nếu thay thế gạo trắng bằng gạo lật nảy mầm trên bệnh nhân đái tháo đường sẽ giảm nguy cơ về các biến chứng của bệnh tiểu đường.

 

 

Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo