frontpage hit counter

Những lưu ý khi sử dụng que thử đường huyết

Thứ tư, 17/06/2015, 03:24
Que thử đường huyết là bộ phận quan trọng nhất của máy đo đường huyết. Vì nếu không có phụ kiện này thì ta sẽ không đo được nồng độ đường huyết. Cũng giống như máy, bạn cần tìm hiểu và biết cách sử dụng que thử đường huyết nếu không biết bảo quản đúng cách sẽ gây nên sai số khi ra kết quả.

Một số lưu ý cần biết khi sử dụng que thử đường huyết

- Để lọ que thử ở nơi thoáng mát, khô ráo có nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời và ở những nơi có nhiệt độ cao, không được bảo quản trong tủ lạnh.

- Đựng que thử nguyên trong lọ mua về. Để tránh hư que hoặc nhiễn bẩn que, không chuyển que sang các lọ hoặc các hộp đựng khác mà giữ nguyên que trong lọ đựng ban đầu của nó.

- Không dùng que thử đường huyết đã quá hạn sử dụng và có thể máy sẽ trả về kết quả không chính xác.

- Sau khi lấy xong que cần phải đóng chặt nắp đậy, tránh không khí có thể vào trong.

- Chỉ chạm vào que thử khi tay sạch và khô ráo.

- Sử dụng ngay khi que đã được lấy ra khỏi lọ.

- Khi mở lọ que thử nới thì nên ghi ngày mở hộp lên trên hộp. Sử dụng 3 tháng sau khi đã mở nắp lọ. Không sử dụng que thử đường huyết đã mở quá 3 tháng.

- Chỉ thấm máu hoặc dung dịch chuẩn vào đầu que thử.

- Không được bẻ cong, cắt hay làm biến dạng que thử bằng bất cứ hình thức nào.

- Que thử chỉ sử dụng 1 lần rồi bỏ, không sử dụng lại que thử đã thấm máy hay dung  dịch chuẩn.

Máy đo đường huyết loại nào thì sử dụng que thử đường huyết loại đó

Lưu ý : để lọ que thử tránh xa tầm tay trẻ em. Nắp đậy có thể gây nghẽn đường thở nếu trẻ nuốt phải. Nắp đậy và lọ có thể chứa hóa chất làm khô. Các chất này có thể gây hại nếu trẻ hít hay nuốt phải và có thể gây kích ứng da hoặc mắt.



Mức đường huyết chuẩn và thời điểm tốt nhất để kiểm tra đường huyết

Không có khoảng thời gian chính xác nào để đo đường huyết vì nó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như kế hoạch điều trị bệnh đường huyết, loại tiểu đường, cách bạn khống chế hàm lượng đường trong máu như thế nào.

Nếu bạn sử dụng insulin khi điều trị bạn cần làm xét nghiệm mức đường huyết từ 3- 10 lần mỗi ngày trước và sau khi ăn, hoặc trước và sau khi tập luyện hoặc cũng có thể đo trước và sau khi đi ngủ vào buổi tối bằng máy đo đường huyết.

Nếu bạn điều trị tiểu đường tuyp 2 bằng các loại thuốc hoặc thực hiện các chế độ ăn uống tập luyện thì có thể việc kiểm tra mức đường huyết của cơ thể bạn phải thực hiện thường xuyên hơn.

Kết quả mức đường huyết trong máu sẽ là khác nhau nếu được tiến hành đo và thử nghiệm vào những khoảng thời gian khác nhau trong ngày. Thường thì mức đường huyết sẽ ở mức thấp nhất khi bạn mới thức dậy mới thức giấc vì khi đó cơ thể bạn vừa trải qua một giấc ngủ dài với chiếc bụng trống rỗng.

Vào những thời điểm khác nhau trong ngày, ví dụ như bạn mới dùng bữa thì mức đường huyết trong cơ thể sẽ tăng lên. Dựa vào đó mức đường huyết chuẩn trong cơ thể được quy định như sau :

- Khi mới thức dậy : mức đường huyết từ 90 - 130 mg/dL (khoảng 5-7 mmol/L).

- Trước khi ăn : mức đường huyết nên ở mức 70-130 mg/dL (khoảng 4-7 mmol/L).

- Trước lúc đi ngủ : mức đường huyết từ 110 - 150 mg/dl (khoảng 6,1 - 8,4 mmol/L).

Nếu bạn bị hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết (dưới mức 70 và trên mức 150) đều nguy hiểm cần được phát hiện sớm và tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị để có thể kiểm soát tốt được bệnh tật.

Theo VTC News

Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo