Làm gì để sống chung với bệnh tiểu đường?

Thứ hai, 06/04/2015, 03:25
Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ bệnh tiểu đường chỉ đứng thứ 10 thế giới và là nước có bệnh tiểu đường phát triển nhanh nhất.

 Hiện nay, căn bệnh tiểu đường chiếm tỉ lệ cao trên thế giới, cứ mỗi 100 người thì một người bị. Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ bệnh tiểu đường chỉ đứng thứ 10 thế giới và là nước có bệnh tiểu đường phát triển nhanh nhất. Từ 2,7% người dân mắc bệnh đái tháo đường năm 2001, năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên hơn 6%. Đến năm 2025 số người mắc có thể tăng thành 8 triệu người. Như vậy, ai trong chúng ta cũng có khả năng bị bệnh tiểu đường. Điều đáng nói, căn bệnh này cũng tương đối nguy hiểm nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.

 

   Mọi tế bào của cơ thể ta đều cần có chất đường để hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được chất đường vào những hoạt động cần thiết của mình, các tế bào cần đến một chất gọi là “insulin”. Insulin giúp đưa chất đường từ máu vào trong các tế bào, và điều hòa lượng đường trong máu để đường trong máu không bao giờ lên quá cao. Insulin tiết bởi “tụy tạng” (pancreas), một cơ quan nằm ở bụng trên, phía sau bao tử.

 

   Ở người bị tiểu đường, cơ thể bị thiếu insulin (típ 1) hoặc insulin không có tác dụng ( típ 2) nên không đưa được đường vào tế bào, các cơ quan và lượng đường này được dự trữ ở gan. Điều này làm cho lượng đường trong máu tràn ngập và là nguồn thức ăn cho các loại khuẩn, trong khi đó cơ thể lại bị thiếu năng lượng trong một thời gian và sinh ra các biến chứng như mù mắt, suy thận, suy tim, hoại tử chân tay…

 

 

    Để phòng chống bệnh tiểu đường bạn cần phải phòng chống bệnh béo phì, không uống rượu bia nhiều, gia tăng hoạt động thể lực, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên theo dõi tình trạng cơ thể các biểu hiện về huyết áp, cân nặng.

 

    Điều trị và chống chọi với bệnh tiểu đường đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm và cần theo dõi lâu dài.  Cần phối hợp giữa việc ăn uống các thực phẩm chứa ít đường, ít béo, ít cholesterol, tập thể dục đều đặn hàng ngày và dùng thuốc.

 

Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo