Cách nấu cơm để ngừa béo phì và tiểu đường

Thứ ba, 09/06/2015, 03:27
Nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tiêu thụ quá nhiều gạo trắng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì.Gạo là một trong các thực phẩm phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Châu Á, có hơn 90% lượng lúa gạo được trồng và tiêu thụ.
Cơm trắng là thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn. Tại vùng biển Caribbean, nơi gạo thường xuyên được sử dụng và kết hợp với đậu. Ngay cả Hoa Kỳ, nơi mà người ta ăn một lượng tương đối khiêm tốn tinh bột nhưng họ vẫn tiêu thụ gạo.





Tiêu thụ quá nhiều gạo trắng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, việc tiêu thụ quá nhiều gạo trắng là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì. Một chén gạo nấu chín chứa khoảng 200 calo, hầu hết nó ở dạng tinh bột, rồi chuyển hóa thành đường, và sau đó là chất béo được hấp thu vào cơ thể. Nghiên cứu đột phá Bạn thích ăn cơm nhưng không muốn tăng cân? Tin tốt là các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra một phương pháp giúp giảm lượng calo cung cấp từ gạo. Đó là nấu gạo với nước cốt dừa, sau đó làm mát chúng trong tủ lạnh trong vòng 12 tiếng trước khi ăn. Trưởng nhóm nghiên cứu Sudhair James tại Trường ĐH Khoa học Hóa chất, Sri Lanka, cho biết với phương pháp trên “có thể làm giảm lượng calo cung cấp từ cơm khoảng 50%-60%”. Các thử nghiệm trên  38 loại gạo ở Sri Lanka đều cho kết quả đạt khá cao. Ngoài giảm lượng calo, phương pháp này còn giúp tăng cường các dưỡng chất tốt cho sức khỏe có trong gạo. Phương pháp này không đòi hỏi sự tỉ mỉ hay khéo léo, mà cốt lõi chỉ là một thao tác đơn giản liên quan đến một vài bước trong cách nấu cơm thường ngày. "Những gì chúng tôi đã làm là nấu cơm như bạn thường làm, nhưng khi nước sôi, chúng tôi đã thêm dầu dừa, khoảng 3% lượng gạo cho vào", Sudhair James trình bày nghiên cứu sơ bộ của mình tại Hội nghị Quốc gia và triển lãm của Hiệp hội Hóa học Mỹ (ACS) gần đây. "Sau khi cơm chín, chúng ta để cơm vào ngăn mát trong tủ lạnh trong khoảng 12 giờ". Để hiểu được những gì đang xảy ra, bạn cần phải hiểu một chút về hoá thực phẩm. Khi nấu cơm, không phải tất cả các loại tinh bột đều được tạo ra như nhau. Một số được gọi là tinh bột dễ tiêu hóa, chỉ mất một chút thời gian để cơ thể có thể tiêu hóa và nhanh chóng biến thành glucose, và sau đó glycogen. Một loại tinh bột khác, là tinh bột kháng, phải mất một thời gian dài để cơ thể chuyển đổi nó thành glucose hoặc glycogen. Cơ thể chúng ta sẽ hấp thụ một lượng calo đáng kể vào cơ thể khi ăn những tinh bột này. Nhưng nếu nắm được nguyên lý và thực hiện đúng các bước trên, lượng calo trong tinh bột của gạo sẽ giảm đi đáng kể (50%). Với phương pháp này, chúng ta có thể thay đổi các loại tinh bột có trong các loại thực phẩm bằng cách thay đổi cách thức chúng được tạo nên sau khi chế biến. Ít nhất, chúng ta biết rằng một số loại thực phẩm sẽ thay đổi lượng calo hấp thụ khi được nấu chín bằng cách khác nhau. Bằng phương pháp trên, ông và nhóm nghiên cứu phát hiện cấu trúc tinh bột ban đầu trong gạo đã thay đổi, số lượng chất kháng tinh bột tăng lên. Ông James cho biết trong gạo tồn tại cả 2 loại tinh bột, một dễ được tiêu hóa và một khó tiêu hóa (chất kháng tinh bột). Trong đó, chất kháng tinh bột không dễ bị tiêu hóa trong ruột non, nơi thường diễn ra các chuyển hóa carbohydrate thành đường glucose và các loại đường đơn khác để sau đó chúng được hấp thụ vào máu. Do đó nếu có thể biến đổi các tinh bột dễ tiêu hóa thành chất kháng tinh bột, sẽ có thể làm giảm lượng calo cung cấp của gạo. Ông  James cũng thừa nhận vẫn còn thiếu thông tin về lợi ích của việc tăng số lượng chất kháng  tinh bột nhưng cho biết việc thử nghiệm lâm sàng với bệnh nhân béo phì đang được triển khai. Tuy nhiên, các bác sĩ  cũng cảnh báo việc dùng cơm bằng cách nấu trên có thể gây ra ngộ độc thực phẩm, tất cả thực phẩm nên được làm nóng trước khi ăn cũng như không nên bỏ cơm trong tủ lạnh quá một ngày trước khi hâm nóng.

Theo Thanh Lê - Khỏe & Đẹp



Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo