Bà bầu bị tiểu đường thai kì nên ăn gì?

Thứ tư, 20/05/2015, 09:57
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh thường gặp ở các thai phụ. Nếu không thật sự chú ý đến nó thì nó sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Việc lựa chọn thực phẩm khi bị tiểu đường thai kỳ thật sự rất quan trọng. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách ăn uống tốt và tập thể dục.

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh thường gặp ở các thai phụ. Nếu không thật sự chú ý đến nó thì nó sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con. Việc lựa chọn thực phẩm khi bị tiểu đường thai kỳ thật sự rất quan trọng. Bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách ăn uống tốt và tập thể dục.


Nếu bạn bị thừa cân trước khi có thai, bạn nên hạn chế lượng calo khi đã mang thai và phải dành ra ít nhất 30 phút tập thể dục với các bài tập vừa sức mỗi ngày. Bạn cũng sẽ cần cẩn thận để tránh tăng hoặc giảm đột ngột lượng đường trong máu. Để giúp bạn, namanduoc.com có một số lời khuyên như sau :

1. Ăn đồ ăn nhanh chứa nhiều carbonhydrate

Nếu bạn là người phụ thuộc vào insulin, bạn phải chuẩn bị sẵn tinh thần để đối phó với hạ đường huyết. Nguyên nhân là do khi bạn dùng quá nhiều thuốc insulin mà lại ăn uống không đủ để phù hợp với lượng insulin trong cơ thể.

Ngoài những loại thuốc hỗ trợ cho những người bị hạ đường huyết như viên nén glucose, bạn có thể hình thành cho mình một thói quen tốt như sau: Luôn dự trữ và mang theo bên mình một số món ăn nhẹ giàu carbonhydrate như nước hoa quả, bánh kẹo ít đường…

2. Nên có một chế độ ăn uống phù hợp

Mang thai là một điều kiện bộc phát bệnh tiểu đường, nhất là đối với những thai phụ tăng trọng quá mức (dễ dẫn đến béo phì) hoặc đã có tiền sử gia đình về tiểu đường, càng phải thận trọng hơn trong ăn uống, sinh hoạt và vận động.

Nếu thai phụ tăng trọng quá mức, có nguy cơ dẫn đến béo phì gây bệnh tiểu đường, thì trong khẩu phần ăn cần cắt giảm các chất sinh năng lượng nhiều như chất béo và các thức uống có nhiều đường (đường mía, mật ong, đường thốt nốt…) như bánh kẹo, nước ngọt, chè, trái cây… chỉ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như: đạm, canxi, chất khoáng, vi lượng, sắt, kẽm… Bạn cũng không cần tẩm bổ bằng các món ăn cao năng lượng như gà ác tiềm thuốc bắc, yến sào chưng đường phèn… mà chỉ cần uống thêm hai ly sữa mỗi ngày, ăn thêm mỗi bữa nửa bát cơm là đủ.

Cần phải thường xuyên kiểm tra đường huyết trong suốt thai kỳ, chú ý đến cách ăn uống và thực phẩm sao cho đường huyết luôn ổn định. Ăn nhiều bữa nhỏ, giảm lượng thức ăn ngọt có nhiều đường như: bánh kẹo, nước ngọt… Nếu được, bạn nên tìm hiểu thông tin về hàm lượng đường dùng trong từng thành phần thực phẩm của mỗi bữa ăn.

3. Các loại thực phẩm nên ăn

- Ăn một vài loại thực phẩm, phân phối calo và cácbon hydro hàng ngày.

- Không bỏ bữa. Kiên định với những gì bạn phải ăn. Lượng đường trong máu còn lại sẽ ngày càng tích tụ nếu thực phẩm bạn ăn không được phân phối hàng ngày và kiên định từ ngày này sang ngày khác.

- Ăn bữa sáng tốt. Lượng đường trong máu sẽ tụt mạnh vào buổi sáng, để giữ cho chúng có sự ổn định, bạn cần hạn chế cácbon hydro (có trong bánh mì, ngũ cốc, hoa quả và sữa), cố gắng kích thích sự hấp thu protein và hạn chế hoa quả, nước ép hoa quả cùng nhau vào buổi sáng.

- Nên ăn nhiều thực phẩm giàu xơ như hoa quả tươi, rau xanh, bánh mì, ngũ cốc, đậu đỗ khô hoặc bạc hà. Những thực phẩm này bị bẻ gãy và hấp thu chậm hơn là cácbon hydro đơn (loại này khiến lượng đường trong máu cao hơn sau khi ăn).

- Hạn chế lượng thực phẩm có chứa đường đơn như sô đa, nước ép hoa quả, trà có vị hoặc các loại bánh tráng miệng cùng nhau.

- Sữa có hàm lượng lactose cao, đường đơn vì thế, nếu bạn uống nhiều hơn 2-3 cốc trong ngày, bạn có thể nên hạn chế lượng này lại và tìm nguồn canxi khác.

- Sự tăng các hoạt động thể chất chính là cách tốt nhất giúp bạn giữ lượng glucose trong máu ở mức bình thường.

Theo nhà thuốc Namanduoc.com

Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo