10 điều nhớ làm cho đủ để bệnh tiểu đường không "hỏi thăm" bạn

Thứ năm, 18/06/2015, 04:26
Tiểu đường (đái tháo đường) là căn bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Bệnh tiểu đường rất nguy hiểm vì nó là nguyên nhân chính gây ra nhiều căn bệnh hiểm nghèo khác như bệnh tai biến mạch máu não, bệnh tim mạch vành, bệnh suy thận, liệt dương, mù mắt, hoại tử...

Những năm gần đây, tiểu đường được xem là căn bệnh đại dịch với tốc độ gia tăng chóng mặt.

Theo thống kê của Tổ chức y tế Thế giới (WHO), năm 2000 số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu là 177 triệu. Dự tính đến năm 2025, con số này sẽ là 300 triệu người.

Tại Việt Nam, năm 2002, tỷ lệ mắc tiểu đường trên toàn quốc là 2,7%. Tại các thành phố lớn, tỷ lệ mắc là 4,4%.

Cho dù tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm đe dọa sự sống của rất nhiều người trên toàn thế giới, nhưng nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này vẫn chưa được tìm ra.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của các nhà khoa học, một trong những nhân tố gây ra bệnh tiểu đường có yếu tố xã hội. Yếu tố xã hội được kể đến ở đây chính là thói quen ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều dầu mỡ, đường, tinh bột, lười vận động và béo phì.

Để loại trừ yếu tố xã hội ra khỏi những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường, các nhà khoa học khuyên bạn nên thực hiện những điều sau. Đó đều là những việc làm rất đơn giản nhưng có ý nghĩa quyết định trong việc giúp bạn phòng tránh bệnh tiểu đường.



(Ảnh minh họa)

1. Ăn ngũ cốc nguyên hạt:

Ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn ổn định và kiểm soát được lượng đường trong máu. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, bổ sung ngũ cốc thường xuyên trong chế độ ăn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường type 2, huyết áp cap, đột quỵ và cả ung thư vú.

2. Chịu khó vận động:

Thói quen lười vận động sẽ khiến bạn đứng trước nguy cơ bị tiểu đường. Hãy tận dụng mọi cơ hội có thể khi ở văn phòng để vận động. Điều này tuy đơn giản nhưng giúp bạn phòng tránh được rất nhiều bệnh tật trong đó có tiểu đường.

Hãy tập thể dục 1 giờ một ngày, đi bộ nhiều ở mức có thể. Nếu duy trì luyện tập khoảng 4 tiếng mỗi tuần, tức 35 phút mỗi ngày, bạn sẽ giảm được 80% nguy cơ tiểu đường.

3. Kiểm soát cân nặng:

Các nghiên cứu khoa học đều cho thấy bệnh béo phì và tiểu đường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế, kiểm soát cân nặng là một phương pháp tốt để bạn giảm thiểu nguy cơ bị tiểu đường.

Cứ 2kg cân nặng được giảm xuống sẽ làm giúp kiểm soát bệnh tiểu đường với người bình thường và với người quá béo thì cần giảm 5% cân nặng hiện tại để giảm nguy cơ mắc căn bệnh này xuống 70%.

4. Hạn chế ăn thịt đỏ:

Thịt đỏ, đặc biệt là thịt đỏ đã chế biến như thịt lợn muối xông khói, xúc xích kẹp bánh mì (hot dog) có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường type 2. Thịt đỏ càng được chế biến nhiều thì nguy cơ càng cao.

Vì thế, bạn cần hạn chế ăn loại thịt này ở mức tối đa, nhất là khi bạn đã có tuổi.

5. Không ăn đồ ăn nhanh:

Trong thức ăn nhanh có rất nhiều chất có khả năng kháng insulin, vì vậy nếu bạn càng ăn nhiều thức ăn nhanh thì nguy cơ kháng insulin càng cao. Điều này sẽ khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường type 2.

6. Ngủ đủ giấc:

Những người ngủ ít hơn 6h mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường gấp 2 lần những người khác và những người ngủ nhiều hơn 8h lại tăng gấp 3 lần.

Bởi vậy, cách tốt nhất là bạn nên duy trì một chế độ ngủ đủ 8 tiếng 1 ngày sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

7. Uống 1 ly cà phê mỗi sáng:

Caffeine có trong ca phê sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường 1 cách an toàn. Uống 1 ly cà phê mỗi sáng là bạn đang tạo cơ hội cho mình tránh xa căn bệnh này.

8. Dùng quế làm gia vị nấu ăn:

Quế là loại gia vị giúp giảm đường trong máu hiệu quả, kích thích các enzyme thụ quan insulin hoạt động. Vì vậy đừng bỏ loại gia vị này ra khỏi chế độ ăn của bạn.

9. Sống hạnh phúc:

Theo các nhà khoa học Đức, những người có cuộc sốnghạnh phúc có nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn rất nhiều so với những người độc thân hay những gia đình không hạnh phúc.

10. Khám sức khỏe định kỳ:

Nếu bạn luôn đi khám sức khỏe định kỳ và kiểm soát được lượng đường trong máu thì đây chính là cách giúp bạn phòng bệnh tốt nhất. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi trong gia đình bạn có người đã bị tiểu đường.


Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo