frontpage hit counter

Sử dụng gạo lật nảy mầm Biomedviet để giảm nguy cơ Tiểu đường thai kỳ

Thứ tư, 16/12/2015, 03:51
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Tiểu đường thai nghén hay xảy ra ở phụ nữ béo phì,hoặc người đã chững tuổi mang thai.

 1. Nguyên nhân

Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi. Tiểu đường thai nghén hay xảy ra ở phụ nữ béo phì,hoặc người đã chững tuổi mang thai.

Do mức sống tăng, chất lượng cuộc sống được cải thiện, nên chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ mang thai cũng được cải thiện rất nhiều, lối ăn uống, nghỉ ngơi thiếu khoa học làm gia tăng bệnh.

Ngoài ra, với người đã bị tiểu đường trước lúc có thai thì bệnh dễ bị nặng thêm. Tình trạng hạ đường huyết dễ xảy ra ngay từ những tháng thai nghén đầu tiên do tình trạng thai nghén: ăn uống kém, nôn mửa, nhất là đối với những người đang điều trị bằng insulin.

Khi chuyển dạ, do ăn uống kém, các cơ tử cung và cơ bắp của cơ thể lại vận động nhiều, tiêu tốn nhiều năng lượng thì nguy cơ hạ đường huyết rất cao.

Những mẹ sinh con có cân nặng từ 4kg trở lên thì có nguy cơ mẹ sẽ bị tiểu đường sau này. Thai tuy to, nhưng lại kém về chức năng và phát triển sau khi sinh, đặc biệt là phát triển về trí tuệ và tinh thần.

Do vậy, mọi phụ nữ mang thai nên kiểm tra để phát hiện tiểu đường trong tháng thứ 6 của thai kỳ (tuần thứ 24-28). Các thống kê cho thấy, có khoảng 2-5% thai phụ bị tiểu đường thời kỳ thai nghén.Tiểu đường thai nghén hay xảy ra ở phụ nữ béo phì, hoặc “cứng” tuổi. Khoảng 35-50% bệnh nhân tiểu đường thời kỳ thai nghén về sau sẽ mắc tiểu đường type 2. Duy trì chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục và giảm trọng lượng cơ thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

 

2.Cách phòng tránh tiểu đường thái kỳ

Thai phụ bị tiểu đường thai kì cần thực hiện chế độ ăn uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường huyết và điều chỉnh liều thuốc. Ngoài ra, cần thực hiện các xét nghiệm khác để đánh giá sức khoẻ của thai nhi, siêu âm máu để theo dõi những thay đổi hệ thống mạch máu có thể làm tổn hại đến thai nhi.

Để phòng bệnh tiểu đường thai kì, bạn cần thực hiện theo lưu ý của bác sĩ. Cách đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nhu cầu năng lượng của người mẹ thường cao hơn so với lúc không mang bầu nên bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ để thay đổi chế độ ăn uống cho mình. Ngoài việc hạn chế ăn tinh bột, bạn cần ăn ít đường và thực hiện các biện pháp giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bao gồm thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Trong tập luyện, người bệnh cần giữ nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút, không nên để tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài và tránh tập luyện quá sức. Cũng như các bà mẹ mang thai khác, người mẹ bị tiểu đường thai kì nên đi bộ hoặc bơi lội nếu có điều kiện.



Theo như  lời khuyên của PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện Trưởng của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia thì Bà mẹ mang thai nên phòng chống ĐTĐTK từ giai đoạn sớm khi mang thai. Vì nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng đều tăng trong thời kỳ mang thai nên bà mẹ vẫn phải ăn nhiều hơn bình thường nhưng nên chọn những thực phẩm có chỉ số đường thấp mà lại nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa như gạo lật nảy mầm. Nếu thay thế gạo trắng bằng gạo lật nảy mầm thì vẫn cung cấp đủ năng lượng và các vi chất dinh dưỡng, chất khoáng từ vỏ cám của gạo lật mà không gây tăng đường máu sau ăn. Ngoài ra gạo lật nảy mầm ưu thế hơn gạo lức thông thường là trong gạo lức có nhiều chất phytat gây ức chế hấp thu các vi chất dinh dưỡng nhất là sắt, kẽm…Quá trình nảy mầm đã biến chất phytat này thành inosotol làm tăng cường hấp thu chất khoảng và vi chất dinh dưỡng từ gạo và các thực phẩm khác trong chế độ ăn.

Theo: ST
Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo