frontpage hit counter

Bệnh nhân đái tháo đường nên ăn gạo lật nảy mầm

Thứ tư, 19/08/2015, 08:48
Để phòng chống hiệu quả các biến chứng của bệnh, người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ như mỡ máu, huyết áp, cân nặng…

Theo BS. Dương, việc kiểm soát tốt đường huyết có ý nghĩa quan trọng trong điều trị bệnh ĐTĐ. Đường huyết dao động 24 giờ theo nhịp sinh lý của cơ thể nên đường huyết sau ăn đóng vai trò quan trọng (thậm chí quan trọng hơn đường huyết lúc đói) trong điều trị. Đường huyết sau ăn tăng cao sẽ gây tăng insulin, tăng rối loạn mỡ máu, tăng các gốc tự do, tăng tổn thương các tế bào nội mạc mạch máu… nên làm tăng nguy cơ biến chứng, tổn thương tim mạch của bệnh.

Do vậy, khi thay thế gạo trắng bằng gạo lật nẩy mầm sẽ làm giảm các rối loạn sau ăn do tăng đường huyết gây ra. Các chất chống oxy hóa có trong gạo lật có tác dụng chống lại các gốc tự do bảo vệ tế bào nội mạc mạch máu.

Mặt khác, do gạo lật này mầm nhiều chất xơ nên giúp người bệnh ăn chóng đầy dạ dày hơn, nhanh no hơn vì vậy thuận lợi cho quá trình giảm cân ở người quá cân, béo phì.



Tốt nhất người bệnh sử dụng gạo lật trong 2 bữa ăn chính trong ngày (bữa trưa, bữa tối). Tuy nhiên, tùy theo hoàn cảnh kinh tế, điều kiện sinh hoạt mà người bệnh có thể ăn 1-2 bữa gạo lật nảy mầm trong ngày. Đối với người béo phì vẫn cần thiết giảm dần dần mức năng lượng ăn vào nhưng không nên giảm đột ngột nhằm tránh giảm cân quá nhanh không tốt cho sức khỏe.

Trong quá trình làm việc, nếu vì công việc căng thẳng, lao động chân tay nhiều hoặc chơi thể thao… thì giữa buổi người bệnh có thể ăn thêm bữa phụ với các thực phẩm ít gây tăng đường huyết, và ăn ở mức vừa đủ, không nên lạm dụng nếu không cần thiết. Đồng thời, người bệnh nên hạn chế ăn bữa phụ buổi sáng vì đây là thời điểm đường huyết thường cao nhất trong ngày theo nhịp sinh lý của cơ thể. Người bệnh có thể ăn hoa quả ít ngọt (vài trái ổi, nửa quả táo, 2-3 thìa sữa dành cho người đái tháo đường, 1 gói ngũ cốc nhỏ…).

Theo: Kinhtenongthon

Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo