Ăn kiêng cho người bệnh tiểu đường

Thứ bảy, 12/09/2015, 03:51
Q:Mẹ tôi bị tiểu đường đã gần 5 năm, tôi nghe nói bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn kiêng cho người bị tiểu đường rất quan trọng. Điều đó có đúng không? Bác sĩ có thể cho biết thêm chi tiết về bệnh tiểu đường và chế độ ăn kiêng sao cho phù hợp?

A:Bệnh tiểu đường là một bệnh về nội tiết trong đó cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin do tuyến tụy tiết ra. Tiểu đường có tác động của yếu tố di truyền (nghĩa là khi trong gia đình có người bị tiểu đường thì những người còn lại sẽ có nguy cơ dễ bị tiểu đường hơn) và yếu tố xã hội (như béo phì, lối sống ít hoạt động và luyện tập thể dục, ăn uống không hợp lý…).

Tiểu đường được chia ra làm hai loại chính, đó là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Đối tượng của tiểu đường type 1 thường là trẻ em và người ở độ tuổi vị thành niên (10-16). Những người trưởng thành (thường trên 40 tuổi) và những bị béo phì là những đối tượng thường mắc bệnh tiểu đường type 2. Tuy cơ thể có sản xuất insulin nhưng không cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể.

Bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng. Biến chứng cấp tính có thể bị hôn mê do đường huyết trong máu tăng cao, biến chứng mãn tính : cao huyết áp, xơ vữa mạch máu nhồi máu cơ tim , tai biến mạch máu não. Ngoài ra, còn biến chứng mắt bị đục thủy tinh thể, mù mắt . Người bệnh dể bị mắc các bệnh nhiễm trùng về da, đường tiểu, bàn chân….

Ăn uống như thế nào để có thể kiểm soát được lượng đường trong máu là điều rất cần thiết và quan trọng đối với các bệnh nhân bị bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân nên ăn ít trong mỗi bữa ăn, ăn đều đặn, không bỏ bữa và nên chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.

Kiêng ăn uống các loại đường hấp thu nhanh như bánh kẹo, mức, nước ngọt… và hạn chế ăn các loại thức ăn giàu tinh bột như cơm, mì, hủ tiếu, cháo…

Không ăn các loại da, phủ tạng động vật. Bệnh nhân nên ăn cá nhiều hơn thịt, chú ý ăn các loại cá ít mỡ

Bệnh nhân không nên ăn mặn và tránh ăn những thức ăn chế biến sẵn như mì tôm, patê, lạp xưởng, giò chả…

Ăn nhiều trái cây tươi ít ngọt như thanh long, bưởi, cam , mận, sơri….

Uống đủ nước (ít nhất là 2lít/ngày)

Bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, bầu bí, mướp đắng, bông cải và các loại đậu.

Tập thể dục rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Việc tập thể dục làm cho tim đập điều hòa, mạnh mẽ và làm mức đường trong máu dễ kiểm soát hơn. Người bệnh tiểu đường nên chọn những loại thể dục cần hoạt động chân tay nhiều và đều đặn như chạy bộ, đi bộ, đi xe đạp, bơi lội… mỗi tuần tập ít nhất 3-4 giờ, mỗi lần khoảng nửa giờ. Hãy tạo thói quen tập thể dục đều đặn, tuyệt đối tránh những loại thể dục có khuynh hướng chịu đựng cao như tập tạ, hít đất vì có thể làm tăng huyết áp.

Ngoài chế độ ăn uống thích hợp và luyện tập thể dục đều đặn, bệnh nhân phải được bác sĩ thường xuyên theo dõi để có những hướng dẫn chi tiết cụ thể phù hợp với tình trạng bệnh lý nhằm hạn chế thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra.

Hiện nay thì chưa có một phương pháp nào có thể điều trị khỏi hẳn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa nếu như họ biết cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu thông qua việc kiểm soát ăn uống chất bột đường, vận động cơ thể, tập luyện thể dục thường xuyên và kiểm soát trọng lượng cơ thể để không bị béo phì.

(Cẩm nang Y Khoa "Chat với Doctors - Victoria Healthcare)
Giá bán chỉ : 0 đ

Sản phẩm nổi bật




Vòng giám sát cách ly Covid 19

Đeo vòng giám sát cách ly giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi Covid 19

Sức khỏe




Những thắc mắc thường gặp về Bệnh Đái Tháo Đường

Số người mắc bệnh ĐTĐ ngày một gia tăng tình hình này đặt ra cho người bệnh cũng như gia định bệnh nhân nhiều thách thức trong sinh hoạt hằng ngày, sau đây là một số những thắc mắc thường gặp về bệnh ĐTĐ. Câu 1: Bệnh tiểu đường là người bệnh có mức đường trong máu tăng bất thường đúng hay sai?

Báo chí về gạo lật




MẸ BẦU ĂN GẠO LẬT NẢY MẦM PHÒNG NGỪA THAI LƯU

Tại Việt Nam, phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường nhiều hơn nam giới (chiếm 2/3 trường hợp mắc bệnh). Đáng lo lắng là phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường tăng nguy cơ nhiễm khuẩn âm đạo và biến chứng trong thời gian mang thai. Bệnh đái tháo đường khi có thai chiếm tỷ lệ 2-5% số người có thai và phần lớn sẽ biến mất sau khi đẻ, nhưng một khi đã mắc bệnh đái tháo đường khi có thai sẽ gia tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 sau này.

Sản phẩm mới




Hội thảo về bệnh đái tháo đường tại tỉnh Thái Nguyên ngày 18/07/2015

Tiếp nối những hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “ Hội thảo Chăm sóc, ngăn ngừa, đẩy lùi đái tháo đường Việt Nam” do Tập đoàn viễn thông quân đội – Chi nhánh Viettel Thái Nguyên phối hợp với Bệnh Viện đa khoa Thai Nguyên và Công ty TNHH thiết bị y tế Yên Minh tổ chức “ Hội thảo về bệnh tiểu đường và dịch vụ tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa” tại Hội trường của Bệnh viên đa khoa TW Thái Nguyên –Tp. Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên.

Quảng cáo gạo